Các Quy trình, Thủ tục mua bán Nhà Đất: Hướng dẫn, Tư vấn trực tiếp



Mua bán nhà đất hay còn gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy đây là vấn đề rất quen thuộc trong cuộc sống, nhưng không phải ai cũng nắm rõ được các thủ tục liên quan. Chính vì vậy, đây là điều kiện tốt để kẻ xấu lợi dùng lừa đảo. Hôm nay HaiAnhLand sẽ trình bày cụ thể về vấn đề thủ tục mua bán nhà đất mới nhất năm 2019.

Để khách hàng dễ dàng tiếp cận vấn đề, chúng tôi xin đưa ra ví dụ trực quan như sau: “Ông Nguyễn Văn Nam có 1 căn biệt thự tại dự án The Manor Central Park ở đường Nguyễn Xiển. Sau khi mua, do nhận thấy không có nhu cầu ở, ông Nam quyết định bán lại cho bà Trần Thị Lan với giá 20 tỷ đồng”.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là thủ tục, giấy tờ mua bán ra làm sao? Ai sẽ là người phải làm các thủ tục mua bán nhà đất? Và cơ quan nào sẽ giải quyết vấn đề này?

Hôm nay chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc về những thủ tục mua bán đất đai, những điều kiện, quy trình, và những lưu ý về mua bán nhà đất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về luật nhà đất tại Việt Nam

những thủ tục mua bán đất đai

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Luật nhà ở 2014 thì việc mua bán nhà ở phải thỏa mãn những điều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan khác
  • Đất không có tranh chấp, không nằm trong quy hoạch *** Xem thêm: Đất quy hoạch là gì ?
  • Đất không bị kê biên để thực hiện thi hành án
  • Đất đang trong thời gian sử dụng

*** Xem thêm: Luật nhà ở mới nhất

Như vậy, Bà Lan trước mua căn biệt thự của ông Nam cần phải tìm hiểu rõ các vấn đề nêu trên để tránh rủi ro và không bị cuốn vào vòng xoáy tranh chấp không đáng có.

thủ tục mua bán đất đai
Những giấy tờ cần chuẩn bị khi mua bán nhà đất

Các quy trình thủ tục mua bán nhà đất

Bước 1: Đặt cọc (Không bắt buộc, tùy thỏa thuận 2 bên)

Trước khi mua bà Lan sẽ phải chuyển cho ông Nam 1 khoản tiền để đảm bảo việc mua bán được thực hiện.

  • Trong trường hợp mua bán thành công, khoản cọc sẽ được trừ vào số tiền mua nhà
  • Trường hợp bà Lan không mua nhà của ông Nam nữa thì số tiền cọc sẽ thuộc về ông Nam
  • Trường hợp ông Nam đổi ý không bán cho bà Lan nữa thì sẽ phải trả lại gấp đôi số tiền cọc cho bà Lan

Bước 2: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng

Công chứng là sự chứng thực của cơ quan nhà nước về mọi vấn đề pháp lý của hợp đồng, để đảm bảo nếu có tranh chấp xảy ra có thể giải quyết theo hợp đồng. Nhất là đối với tài sản có giá trị lớn như căn biệt thự của ông Nam, tuyệt đối không giao dịch bằng giấy tờ viết tay.

Giấy tờ công chứng gồm có: 

  • Đối với bên bán: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy tờ tùy thân; Sổ hộ khẩu; Giấy chứng minh quan hệ hôn nhân
  • Đối với bên mua: Phiếu yêu cầu công chứng; Giấy tờ tùy thân; Sổ hộ khẩu; Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân

Cơ quan có thẩm quyền công chứng:  Phòng công chứng của nhà nước hoặc Văn phòng công chứng tư nhân

Bước 3: Nộp các loại thuế phí

  • Thuế thu nhập cá nhân

Người có nghĩa vụ nộp thuế: Có thể theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì bên mua, tức ông Nam phải nộp

Cách tính: (Quy định tại điều 17 TT 92/2015/TT- BTC)

Thuế thu nhập cá nhân = 2% x Giá chuyển nhượng

Vậy ông Nam hoặc bà Lan phải nộp 400 triệu đồng.

  • Lệ phí trước bạ

Người có nghĩa vụ nộp thuế: Có thể theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận sẽ do bên mua nộp

Cách tính: 0,5% x Diện tích đất x Giá 1m2 đất

  • Phí thẩm định hồ sơ: Do cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định khoảng 0,15% giá trị chuyển nhượng đất (tối thiểu từ 100.000 đồng và tối đa đến 5.000.000 đồng).

Bước 4: Sang tên sổ đỏ

  • Hồ sơ cần chuẩn bị: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp; Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng, 02 bộ giấy tờ sao y bản chính của bên bán và bên mua ( Giấy tờ tùy thân; Sổ hộ khẩu; Giấy chứng minh quan hệ hôn nhân).
  • Nộp hồ sơ: Nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở quận, huyện, thị xã
  • Thời gian tiếp nhận hồ sơ đến lúc trả kết quả không quá 15 ngày.

Một số lưu ý khi mua bán nhà đất.

– Các bên cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật, trường hợp nếu không hiểu rõ nên tìm đại diện pháp lý.

– Hợp đồng mua bán nhà cần thể hiện rõ các thông tin sau: tên và địa chỉ của các bên; mô tả đặc điểm của nhà ở; giá và phương thức thanh toán nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về giá; thời gian giao nhận nhà ở; quyền và nghĩa vụ của các bên; cam kết của các bên; các thỏa thuận khác; ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký của các bên.

– Nếu có dấu hiệu lừa đảo cần kết thúc ngay hoạt động giao dịch

– Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế

***Xem thêm:

Bài viết liên quan

Sức hấp dẫn khó cưỡng của Arkadia Square ParkCity Hà Nội

Với những đặc điểm nổi bật, Arkadia Square ParkCity Hà Nội là khu đô thị...

Tiếp tục đọc

Có nên đầu tư shophouse Legacy Garden Nguyễn Xiển

Dự án Legacy Garden Nguyễn Xiển  mang vẻ đẹp sang trọng đến từ thiết kế...

Tiếp tục đọc

Arkadia Square Park City Hà Nội

Tổng quan dự án Arkadia Square Park City Hà Nội Arkadia Square Park City...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận