Đất dịch vụ là gì ? Những lợi ích và rủi ro khi đầu tư đất dịch vụ
Đất dịch vụ hiện nay đang trở thành một xu hướng mới mà các nhà đầu tư mua đất đều chú ý đến. Vậy đất dịch vụ là gì? Các lợi ích và rủi ro khi đầu tư đất dịch vụ như thế nào? Cùng HaiAnhLand phân tích qua bài viết dưới đây.
Đất dịch vụ là gì ?
Nội dung trang
Theo chính sách thu hồi đất thì nếu không đền bù được loại đất nông nghiệp tương ứng với diện tích đất nông nghiệp thu hồi thì nhà nước sẽ bồi thường và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới cho hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp sản xuất.
*** Xem thêm: Đất nông nghiệp là gì ?
Đất dịch vụ là đất được đền bù cho các hộ dân bị thu hồi lớn hơn 1/3 diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để chuyển đổi nghề nghiệp. Mỗi một lô đất dịch vụ có diện tích từ 40 đến 50 m2. Sau khi chính quyền xã đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng sẽ tổ chức cho người dân bốc thăm số lô cụ thể.
Đặc điểm của đất dịch vụ
Đất dịch vụ thường là các lô đất nằm ở các vị trí vô cùng thuận tiện để buôn bán kinh doanh như ở các chợ, bến xe, hoặc các khu vực ở gần, trong khu đô thị. Thông thường đất dịch vụ sẽ có thời hạn sử dụng 50 năm và tối đa không quá 70 năm. Có 2 loại đất dịch vụ:
- Đất được đấu thầu tại những khu vực công cộng như chợ, bến xe,…
- Đất được cấp từ việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các công trình quy hoạch đô thị. *** Xem thêm: Đất quy hoạch là gì ?
Đối với định nghĩa đất dịch vụ 5, đất dịch vụ 7, đất dịch vụ 10 là cách gọi về tỉ lệ đền bù hoặc giao đất theo số đất nông nghiệp bị thu hồi. Luật không có định nghĩa về đất dịch vụ 10% hay đất 5%… Mà chỉ có phân loại đất phi nông nghiệp và đất nông nghiệp. *** Tìm hiểu thêm: Đất phi nông nghiệp là gì ?
Do vậy không có định nghĩa đất dịch vụ 5%, 7% mà thực tiễn đó là tên gọi của loại đất trước kia chỉ đất công quỹ 5% và được giao cho các hộ gia đình canh tác hoặc sau khi hộ dân đưa đất vào hợp tác thì được giữ lại 5% đất để tự chủ sản xuất. Tỉ lệ % này sẽ phụ thuộc vào quỹ đất của từng địa phương.
Lợi ích khi đầu tư đất dịch vụ
Đất dịch vụ đang khá hot trên thị trường hiện nay nhờ các ưu điểm thu hút sau:
- Vị trí đẹp: đất dịch vụ thường nằm cạnh hoặc trong các khu đô thị rất phù hợp để kinh doanh buôn bán và làm dịch vụ để tạo thêm thu nhập.
- Cơ sở hạ tầng, giao thông đường xá hoàn thiện: Các cơ sở hạ tầng khu đất dịch vụ sẽ được xây dựng trước hoặc cùng lúc với KĐT
- Thời gian sử dụng đất lâu dài, bạn có thể xây dựng nhà để ở nếu không muốn kinh doanh.
- Giá rẻ, chỉ bằng 1/2 giá đất dự án. *** Xem thêm: Đất nền dự án là gì ?
Những rủi ro khi đầu tư đất dịch vụ
Bên cạnh các lợi ích thì đầu tư đất dịch vụ cũng còn đó những rủi ro như:
- Nhà nước vẫn chưa có bất kỳ một khung pháp lý nào quy định về việc mua bán đất dịch vụ nên nếu như có mâu thuẫn sẽ rất khó để giải quyết.
- Về mặt pháp luật thì không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người mua vì chưa có đầy đủ các giấy tờ cũng như sổ đỏ. Chính vì vậy mà đa phần các giao dịch mua bán hoàn toàn không dựa trên giao kèo mà dựa trên giấy viết tay. Điều này có thể mang đến những rủi ro vô cùng lớn vì không có sự chắc chắn nào cả.
- Nếu như mua bán đất dịch vụ thông qua người nhận ủy quyền thì người nhận ủy quyền không thể đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đất chờ làm thủ tục cấp giấy chứng thực. Và người nhận chuyển nhượng chỉ có thể xác lập quyền sử dụng đất đứng tên trên giấy chứng thực khi có đủ các điều kiện để lập hợp đồng chuyển nhượng theo quy định chung. Thời gian chờ này dễ nảy sinh những vấn đề pháp lý.
*** Tìm hiểu thêm: Đất thương mại dịch vụ là gì ?
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp mọi người nắm rõ được các quy định của pháp luật hiện hành về khái niệm và những nội dung pháp lý liên quan tới đất dịch vụ.
Tham gia thảo luận